Bật mí 4 cách bảo quản khăn lụa đẹp như mới

18.08.2021
Những đặc tính ưu việt khiến bạn nên chọn khăn lụa và những sản phẩm khăn bán chạy đến từ thương hiệu Khăn choàng Thiều Hoa.
Khăn choàng cổ không phải là phụ kiện quá xa lạ với chị em phụ nữ. Hầu hết chúng được sử dụng nhiều trong mùa đông với tác dụng giữ ấm cơ thể. Thế nhưng, không phải loại khăn nào cũng thế, và mỗi chất liệu sẽ có cách dùng và phương pháp bảo quản khác nhau. Trong bài viết này chúng tối sẽ giới thiệu đến bạn khăn lụa là gì; và phương pháp để bảo quản chúng bền đẹp như mới dù trải qua thời gian dài sử dụng.

1. Khăn lụa là gì?

Khăn lụa được dệt từ vải lụa. Đây là một loại vải được dệt từ các sợi tơ tự nhiên nên bề mặt luôn mỏng, mịn. Vải tơ tằm được tạo ra bằng việc nuôi tằm trên diện rộng. Sau đó, chúng nhả kén, se sợi tơ và dệt thành những tấm vải tơ tằm. Ngành trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa đã xuất hiện từ thời xa xưa và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phân biệt các loại lụa: Tơ tằm: Là loại đắt và cao cấp nhất hiện nay, được dệt hoàn toàn bằng thủ công truyền thống. Loại này thường có màu trắng ngà, màu của tơ tằm chứ ít khi có màu trắng tinh nổi bật.
Khăn choàng xinh xăn
Khăn quàng cổ lụa tơ tằm dệt trơn
Satin: Loại vải được dệt bằng sợi tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn. Nhờ kỹ thuật này mà các sợi ngang và dọc được liên kết chặt chẽ. Ở lụa satin, các sợi ngang song song nhiều hơn sợi dọc. Vì vậy, lụa có độ bóng mịn và đẹp hơn.
khăn dự tiệc lụa satin
khăn dự tiệc lụa satin
Cotton: Là dạng vải tổng hợp từ cotton và lụa. Do đó, loại này thừa hưởng những đặc tính ưu việt của hai chất liệu này mang lại.
Khăn choàng đi biển cotton Color CT123
Khăn choàng đi biển cotton bản to

2. Ưu và nhược điểm của khăn lụa

Do cấu trúc hình thành trên lụa nên khi ánh sáng chiếu vào, sản phẩm có vẻ đẹp óng ánh và mịn. Ngoài ra, vải hút ấm khá tốt nên bạn không lo bị khó chịu, bí bách khi mặc. Bên cạnh đó, loại vải này dẫn nhiệt rất kém. Vì vậy, sản phẩm khiến người mặc luôn cảm thấy ấm áp, dễ chịu.
Khăn lụa tơ tằm sen xanh lá
Khăn lụa tơ tằm sen xanh lá
Ngoài những ưu điểm trên thì loại vải này có một số nhược điểm như sau. Tránh phơi trực tiếp dưới nắng vì sản phẩm sẽ dễ bị hỏng. Thêm vào đó, lụa nguồn gốc từ tự nhiên, không hóa chất. Vì vậy việc bảo quản và vệ sinh loại vải này phải hết sức cẩn trọng. Nếu bạn chịu khó giữ gìn thì sản phẩm sẽ không bị sâu bọ cắn và ố vàng do mồ hôi.

3. Cách bảo quản khăn lụa

3.1 Giặt khăn lụa

Vì lụa có chất liệu tương đối mềm mỏng nên không thích hợp cho giặt máy. Bạn chỉ có thể làm sạch chúng bằng tay, cùng với sửa tắm hoặc dầu gội đầu bởi chúng không chứa nhiều chất tẩy. Khi giặt bạn nên nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm xước sợi vải.

3.2 Cách phơi khăn

Sau khi giặt xong, bạn nên cuốn khăn lụa trong khăn tắm để thấm nước, rồi trải khăn lên một mặt phẳng để khô tự nhiên. Tránh không được móc khăn lên bởi như thế sẽ dễ làm mất hình dạng ban đầu của khăn đấy nhé!

3.3 Ủi khăn lụa

Nếu bạn muốn ủi, là khăn lụa thì nên dùng nhiệt độ thấp nhất hoặc chuyển sang chế độ dành cho đồ lụa. Với cách này sẽ tráng gây sun trên bề mặt khăn. Một lưu ý nữa là bạn không nên là bằng hơi nước nhé, bởi nó sẽ xuất hiện vết nhăn khi bạn dùng cách này.

3.4 Cách bảo quản khăn bền nhất

Bạn có thể gấp khăn thật gọn gàng và cho vào giỏ bằng chất liệu mây hoặc nhựa. Hoặc để an toàn hơn, bạn có thể cho khăn vào túi đa năng trước khi cho vào giỏ. Bởi túi có nhiều ngăn nhỏ nên bạn có thể dễ dàng phân loại theo màu sắc hoặc chất liệu. Còn một cách bảo quản khác đó là dùng móc quần áo. Bằng cách choàng khăn qua thanh ngang của móc, sau đó đem móc vào tủ quần áo là xong. Đây là cách được nhiều chị em sử dụng do đơn giản và tiện lợi.
Xem thêm: Điểm danh 12 mẫu khăn choàng cổ dành riêng cho phái đẹp

Top 10 bài viết lượt xem nhiều nhất